Hoạt động điển hình thường niên “Hành trình cá 7 màu về với nông thôn” của Tuổi trẻ Đoàn khoa Nông nghiệp và tài nguyên môi trường(10/06/2023)335


Hoạt động điển hình thường niên “Hành trình cá 7 màu về với nông thôn”

của Tuổi trẻ Đoàn khoa Nông nghiệp và tài nguyên môi trường

 

Từ nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa đến thì dịch sốt xuất một số nơi lại trở nên phức tạp. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp, nhiều địa phương tích cực phát động người dân chiến dịch diệt lăng quăng. Thả cá bảy màu là biện pháp diệt lăng quăng hiệu quả, không cho chúng phát sinh thành muỗi, trung gian truyền bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh SXH.

Xác định tầm quan trọng này, Đoàn khoa Nông nghiệp và tài nguyên môi trường kết nối cùng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản tận dụng các vật dụng sẵn có ở trại nuôi thủy sản của Thầy Nguyễn Hữu Tân để nuôi và nhân giống cá 7 màu cấp cho người dân diệt lăng quăng. Đồng thời hướng dẫn một số hộ dân có thể nuôi cá từ các lu, khạp; có hộ thì xây hòn non bộ để vừa làm cảnh vừa nuôi cá diệt lăng quăng. Điều đáng nói, mọi người dân đã dần có thói quen chia sẻ cá cho nhau, bởi họ biết rằng nuôi cá để phòng bệnh.
Trong chuỗi ngày MTTG 2023 thì hiện đã trao tặng 400 cá 7 màu cho xã Mỹ Xương vào ngày 28 tháng 05 và 600 cá 7 màu cho xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh vào ngày 09 tháng 06 năm 2023.

Hoạt động này bắt đầu từ năm 2015. Mỗi năm Đoàn khoa nhân giống tặng cho ít nhất địa phương 2000 cá 7 màu. Hiệu quả nhân giống và tặng cá bảy màu diệt lăng quăng phòng, chống dịch SXH đã được khẳng định. Bởi một khi không có lăng quăng, đồng nghĩa với không có muỗi, trung gian truyền mầm bệnh. Chính vì vậy, Đoàn khoa ngoài việc nhân giống thì luôn phát động mạnh mẽ và khuyến cáo người dân tích cực nuôi cá bảy màu kết hợp với các biện pháp dân gian diệt muỗi, phòng muỗi đốt, giúp người dân có cuộc sống an toàn hơn.

Tin bài: Phan Văn Tuấn

Bí thư Đoàn khoa Nông nghiệp và tài nguyên môi trường.

Tin tức liên quan